Skip to main content

Giới thiệu chung

Kiến An là 01 trong 18 xã, thị trấn của huyện Chợ Mới. Phía Bắc giáp sông Vàm Nao, huyện Phú Tân; phía Đông tiếp giáp thị trấn Chợ Mới, phía Nam tiếp giáp xã Kiến Thành, phía Tây tiếp giáp xã Mỹ Hội Đông. Toàn xã gồm 12 ấp bao gồm: Kiến Bình I, Kiến Bình II, Hòa Thượng, Hòa Bình, Hòa Trung, Hòa Hạ, Long Thượng, Long Bình, Long Hạ, Phú Thượng I, Phú Thượng II, Phú Thượng III, với 7.325 hộ, dân số 25.415 người, mật độ dân số 1.008 người/km2. Tổng diện tích tự nhiên là 2.524,79 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 1.927,79 ha ((diện tich đất trồng lúa 670ha, trồng hoa màu 795ha, cây ăn trái 119ha, đất nuôi trồng thuỷ sản 44ha, còn lại 299,79ha đất nông nghiệp khác). Xã có 5 đình, chùa (gồm Đình Kiến An, Dinh Nguyễn Hữu Cảnh, Chùa Ghe Sáu (Bửu Sơn Tự), Chùa Cố (An Long Cổ Tự), Phủ thờ Ông Ba Nguyễn Văn Thới; có 02 chợ chính là Chợ Kiến An, Chợ Trung tâm Kiến Bình , 54 vựa nông sản lớn-nhỏ; có 05 trường học (gồm: 01 trường THCS, 3 trường Tiểu học, 01 trường Mẫu giáo). Về đào tạo nguồn nhân lực xã có 05 trường học từ Mẫu giáo đến Trung học cơ sở  và 01 Trung tâm học tập cộng đồng.

Kiến An có vị trí khá thuận lợi, tiếp giáp thị trấn Chợ Mới, huyện Chợ Mới và thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân, có tuyến đường tỉnh lộ 942 đi qua là trục lộ giao thương quan trọng liên huyện, liên tỉnh. Hệ thống sông, kênh, rạch chằng chịt cung cấp nguồn nước ngọt phong phú, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt của Nhân dân và còn là đường giao thông đường thủy thuận lợi cho việc đi lại, vận chuyển, giao thương hàng hóa.

- Điều kiện kinh tế - xã hội

Là xã có dân số đông, lực lượng lao động trẻ, lại có thế mạnh về nông nghiệp, đặc biệt là chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi thủy sản và vùng chuyên canh màu lớn nhất huyện, đã tạo nhiều lợi thế cho sự phát triển về kinh tế - xã hội. Bên cạnh, đó là các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ cũng khá phát triển như sản xuất gạch, cơ khí, mua bán sản phẩm rau, màu v.v…

Toàn xã có 1.279 cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ hoạt động SXKD, giải quyết việc làm cho 2.261 lao động địa phương, người dân chủ yếu sinh sống bằng nông nghiệp là chính. Lao động có việc làm thường xuyên chiếm 93,29% trong độ tuổi có khả năng lao động, trong đó có 71,33% lao động có tay nghề, trình độ.

Thành phần dân cư: dân tộc kinh 99,93%, dân tộc hoa 0,04%, dân tộc khơ me      0,03%, dân tộc chăm 0,03%. Tính ngưỡng, tôn giáo: phật giáo chiếm 17,52%, phật giáo hòa hảo chiếm 75,48%, cao đài chiếm 0,94%, tứ ân hiếu nghĩa chiếm 0,11%, Bửu sơn kỳ hương chiếm 0,14%, còn lại tôn giáo khác.

Về đường giao thông xã có tổng chiều dài trên 29,13km, đường xã có 14 tuyến với chiều dài 20,27 km, trong đó đá dăm láng nhựa 15,35 km, bê tông xi măng 1,9 km. Các cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư, xây dựng, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.